nguyennamvictory
26-11-2015, 04:17 PM
TUYỂN THƠ này khi in lần đầu (1985) ở Hà Nội, có một bài tựa dài viết rất công phu, đầy tình cảm và am hiểu đối với thơ tôi của nhà phê bình Nguyễn Xuân Nam. Nhung lần này, xin lỗi anh Nam, sách ra không có bài tựa ấy. Lần này anh Nam ạ, xin phép anh, tôi thử đi một mình xem nó ra sao. Tôi rất biết sự nguy hiểm đó.
Tôi cũng làm phê bình nên rất biết cái hiệu lực của ngành phê bình. Nhờ phê bình, độc giả miền Bắc là một độc giả rất am tường thơ. về một tác giả nào, Tố Hữu hay Tế Hanh, Huy Cận hay Hoàng Trung Thông, Lưu Trọng Lư hay Xuân Diệu, độc giả miền Bắc có thể nói tập nào dở, tập nào hay, tập nào tạm được, nhà thơ nào thiếu chất gì, nhà thơ nào lặp lại, ai hiện đại và ai dân tộc, v.v… Đôi khi các kiến thức ấy lại đến trước xúc cảm nữa. Nó đến sau xúc cảm thì rất cần. Không có kiến thức, xúc cảm sẽ cụt thun lủn, thậm chí xúc cảm sai. Nhưng nếu kiến thức đến trước dọn đường cho xúc cảm, có khi nó làm cho người độc giả mất chủ động, mất hồn nhiên. Khi tôi cúi hôn hoa, văng vẳng đâu đây có lòi phân tích các mùi hương:
Ai đem phân tích một mủi hương
Xuân Diệu có nói về việc đó.
Như người đi lâu năm – từ ĐIÊU TÀN đến giờ là năm mươi năm, nói cho ồn ào là nửa thế kỷ – nay gặp lại người thần, chắc tôi diện mạo đã khác, hình thức hình dong đã khác, mà ngôn ngữ nói năng cũng khác. Vì vậy mà tôi muốn không có ai đi trước báo cho bà con là “anh ấy đấy”. Tôi muốn thình lình đến không ai giới thiệu, xem bà con có nhận ra không? Cố nhiên tôi phải trả cái giá cho sự mạo hiểm ấy. Nhưng tôi tin ở tấm lòng độc giả – những người yêu thơ và yêu người làm thơ.
Những gì đã đến cùng tôi trong năm mươi năm ấy?
Gọi là độc thoại chả can gì. Ta gọi bằng đối thoại Dối với một trận đánh, một màu hoa.
Thơ với tôi chưa bao giờ là thuần túy thơ, thơ thuần túy, thơ bao giờ với tôi cũng là thơ đối với một cái gì. Nhớ trước Cách mạng, sau khi tôi viết xong ĐIỀU TÀN, thì lúc bấy giờ là thơ đối với tôn giáo, đối với siêu hình. Thơ đối với gì còn được, thơ – đối – đất thì có thể buồn hay vui, tích cực hoặc tiêu cực, chứ thơ – đối – không, đối hư không như vậy là tiêu mất thơ rồi! Tôi không làm thơ được nữa.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc lang man (http://nhavanvacuocsong.blogspot.com/)
Tôi cũng làm phê bình nên rất biết cái hiệu lực của ngành phê bình. Nhờ phê bình, độc giả miền Bắc là một độc giả rất am tường thơ. về một tác giả nào, Tố Hữu hay Tế Hanh, Huy Cận hay Hoàng Trung Thông, Lưu Trọng Lư hay Xuân Diệu, độc giả miền Bắc có thể nói tập nào dở, tập nào hay, tập nào tạm được, nhà thơ nào thiếu chất gì, nhà thơ nào lặp lại, ai hiện đại và ai dân tộc, v.v… Đôi khi các kiến thức ấy lại đến trước xúc cảm nữa. Nó đến sau xúc cảm thì rất cần. Không có kiến thức, xúc cảm sẽ cụt thun lủn, thậm chí xúc cảm sai. Nhưng nếu kiến thức đến trước dọn đường cho xúc cảm, có khi nó làm cho người độc giả mất chủ động, mất hồn nhiên. Khi tôi cúi hôn hoa, văng vẳng đâu đây có lòi phân tích các mùi hương:
Ai đem phân tích một mủi hương
Xuân Diệu có nói về việc đó.
Như người đi lâu năm – từ ĐIÊU TÀN đến giờ là năm mươi năm, nói cho ồn ào là nửa thế kỷ – nay gặp lại người thần, chắc tôi diện mạo đã khác, hình thức hình dong đã khác, mà ngôn ngữ nói năng cũng khác. Vì vậy mà tôi muốn không có ai đi trước báo cho bà con là “anh ấy đấy”. Tôi muốn thình lình đến không ai giới thiệu, xem bà con có nhận ra không? Cố nhiên tôi phải trả cái giá cho sự mạo hiểm ấy. Nhưng tôi tin ở tấm lòng độc giả – những người yêu thơ và yêu người làm thơ.
Những gì đã đến cùng tôi trong năm mươi năm ấy?
Gọi là độc thoại chả can gì. Ta gọi bằng đối thoại Dối với một trận đánh, một màu hoa.
Thơ với tôi chưa bao giờ là thuần túy thơ, thơ thuần túy, thơ bao giờ với tôi cũng là thơ đối với một cái gì. Nhớ trước Cách mạng, sau khi tôi viết xong ĐIỀU TÀN, thì lúc bấy giờ là thơ đối với tôn giáo, đối với siêu hình. Thơ đối với gì còn được, thơ – đối – đất thì có thể buồn hay vui, tích cực hoặc tiêu cực, chứ thơ – đối – không, đối hư không như vậy là tiêu mất thơ rồi! Tôi không làm thơ được nữa.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: van hoc lang man (http://nhavanvacuocsong.blogspot.com/)