![]() |
|
![]() |
![]() |
|
#1
|
|||
|
|||
![]() Dù ai buôn Bắc bán Đông - Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên" Nhãn lồng từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân Hưng Yên. Hơn 300 năm gắn bó với mảnh đất này, cây nhãn đã tạo được thương hiệu của mình và đưa Hưng Yên trở thành “thủ phủ” của nhãn lồng đặc sản. Đặc sản tại Hưng Yên Nằm bao bọc bởi hệ thống sông Hồng và sông Luộc, Hưng Yên được thiên nhiên ưu đãi với phù sa màu mỡ, tốt tươi. Là một tỉnh đồng bằng duy nhất không giáp núi, không giáp biển, xứ sở Hưng Yên trải dài vô tận với những triền đê, con sông và cánh đồng lúa chín vàng. Con người Hưng yên cũng mang những nét đẹp đặc trưng của người Đồng bằng Bắc Bộ đó là bình dị, thanh lịch và hiền hòa. ![]() Nhãn lồng vẫn là thứ đặc sản được người dân Hưng Yên tự hào nhiều nhất Danh sách các đặc sản vùng Hưng Yên Điều thú vị là Hưng Yên có rất nhiều đặc sản như gà Đông Tảo, Tương bần, bún thang lươn, bánh răng bừa…Nhưng có lẽ, nhãn lồng vẫn là thứ đặc sản được người dân Hưng Yên tự hào nhiều nhất. Nhãn lồng được sinh ra ở một miền quê yên bình, tuy nghèo nàn về thiên nhiên, khoáng sản(không giáp núi, không giáp biển). Nhưng bù lại thiên nhiên lại ưu ái cho mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này một thứ quả mà sự hấp dẫn của nó đã chinh phục hàng triệu trái tim. ![]() Qủa của cây nhãn tổ dùng để tiến vua Nguồn gốc đặc sản nhãn lồng Hưng Yên Tương truyền, không biết từ bao giờ có một cây nhãn mọc ngay trước cửa chùa Hiến (Phố Hiến, Tp Hưng Yên. Ăn thử thấy ngọt, mát lại thơm nồng, khác hẳn các giống nhãn khác, nên người ta cho rằng đây là quà tặng của thần Phật. Chính vì vậy, trước đây quả của cây nhãn này chỉ được phép hái để dâng Đức Phật, cúng Thành hoàng và để tiến vua chúa. Sau này, nhận thấy đây là một sản vật có giá trị kinh tế, người Hưng Yên mới nhân giống, trồng ở nhiều nơi trong tỉnh. Thiên nhiên đã không phụ công người, những gốc nhãn được nhân giống từ cây nhãn tổ ấy khi đơm hoa kết trái cho quả ngon ngọt lạ thường. ![]() Những chùm quả xum xuê, trĩu nặng Từ xa xưa, nhãn lồng đã trở thành vũ khí để các chàng trai Hưng Yên "cưa đổ" con gái thiên hạ: Hỡi cô cắt cỏ bên sông Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây. Nhãn lồng đi vào những lời ca câu hát mượt mà, thấm đượm chất trữ tình như để khẳng định một thương hiệu đặc sản mà bất cứ người con Hưng Yên nào cũng có quyền được tự hào. Vào mùa nhãn, tức là khoảng tháng tháng 7, tháng 8 âm lịch ở Phố Hiến-thủ phủ của nhãn lồng, người ta bắt gặp hàng ngàn cây nhãn với những chùm quả xum xuê, trĩu nặng sà xuống 2 bên đường. Trái nhãn chín rộ nhuộm vàng một góc trời, dòng người tấp nập, ngược xuôi đổ về mua nhãn đông đúc, chật kín cả phố phường. Nhãn lồng Hưng Yên quả to, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước, bóc một lớp vỏ mỏng láng để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà tôi lại nhớ về câu ca dao được lưu truyền: “Nhãn lồng bổ ngập dao phay” để chỉ tiêu chuẩn nhãn ngon quả to, hạt nhỏ. Mùi hương của loại trái cây này cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát. ![]() Mùa nhãn ở Phố Hiến- Hưng Yên Hương vị đặc sản nhãn lồng Hưng Yên Nhãn lồng khi đưa lên miệng có vị ngọt thơm, giòn dai. Có lẽ, chính vì vậy mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nhận xét khi được thưởng thức nhãn lồng “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”. Kỳ lạ thay, ở nước Nam này nơi đâu chẳng có nhãn, trong đó có những địa phương có cùng khí hậu, cùng chất đất nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị thơm ngon nổi tiếng đến vậy. ![]() Nhãn lồng bổ ngập dao phay Nhãn lồng còn được sấy khô thành long nhãn dùng làm thuốc chữa bệnh, là loại thần dược có tác dụng chữa mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, giúp tăng cường sức khỏe...Ngoài ra, người ta còn dùng nhãn lồng để chế biến ra món chè sen long nhãn-một món ăn thanh tao phổ biến trong mùa hè. Sen và nhãn lồng, hai thứ đặc sản cao quý ấy “kết duyên” với nhau trong bát chè long nhãn hạt sen, tạo nên thứ hương vị say đắm lòng người. ![]() Chè sen long nhãn là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng Nhãn lồng quả thực là món quà của thần Phật trao tặng cho mảnh đất Hưng Yên. Nhãn lồng cũng luôn là niềm tự hào của những người con Hưng Yên. Mặc dù ngày nay, nhãn được trồng ở rất nhiều nơi nhưng không nơi nào có thể sánh với hương vị ngọt ngào của nhãn lồng Hưng Yên - quà tặng mà thiên nhiên ưu ái dành riêng cho mảnh đất này. |
#2
|
|||
|
|||
![]() Quote:
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía, ăn mía không? Mía là loại cây phổ biến tại Việt Nam. Mía là nguyên liệu để chế biến thành các sản phẩm như đường, rỉ mật…Những năm gần đây, mía được chế biến thành nước mía - với công dụng giải khát hữu ích - dễ uống, ngọt mát, giá rẻ. Đặc biệt, theo các nghiên cứu khoa học, nước mía với hơn 70% thành phần là các loại đường. Nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng và tốt cho phụ nữ mang thai. Thậm chí, nhiều bà bầu sử dụng nước mía như một thức uống hàng ngày. ![]() Mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước mía không? Nhiều người lo ngại, hàm lượng đường quá cao trong nước mía sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhưng thực tế, lượng đường lớn trong nước mía lại có khả năng bão hòa chuyển hóa tốt. Vì vậy, nước mía không gây nguy hại như các loại nước có lượng đường cao. Các chuyên gia về dinh dưỡng cho mẹ và bé đã chỉ ra rằng: Việc uống nước mía trong thời kì mang bầu không chỉ giúp các mẹ có đủ năng lượng chăm sóc thai nhi mà còn làm đẹp da. Bên cạnh đó, nước mía ngăn ngừa hiện tượng lão hóa trên da và tóc. Trong giai đoạn mới mang thai cho đến tháng thứ 3 một số bà bầu có hiện tượng nghén nặng. Nếu đặc tính nghén kị đồ ngọt thì các mẹ bầu không nên uống nước mía. Vì tùy cơ địa, độ ngọt của nước mía có thể làm tăng Triệu chứng nghén và dẫn đến buồn nôn, khó tiêu. Nếu các mẹ có biểu hiện nghén thèm ngọt cũng nên hạn chế vì hàm lượng đường quá cao có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm. Sau tháng thứ 3, các mẹ có thể uống nước mía với một liều lượng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sức khỏe cho thai nhi. Những công dụng của nước mía đối với bà bầu Để các bà bầu có thể yên tâm uống nước mía trong 3 tháng đầu thai kỳ nói riêng và suốt thai kỳ nó chung, chúng tôi xin chia sẻ những công dụng của nước mía đối với thai phụ và thai nhi: - Nước mía cung cấp lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu cho bà bầu - Nước mía làm giảm triệu chứng ốm nghén một cách hiệu quả - Nước mía bảo vệ da của bà bầu khiến làn da khỏe, giảm triệu chứng rạn da - Nước mía tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu - Nước mía tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu Những lưu ý khi sử dụng nước mía với bà bầu Nước mía có nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu nhưng các mẹ cũng không nên dùng nó như là thực phẩm chủ đạo trong thực đơn hàng ngày. Tuy có nhiều mẹ không uống nước mía đúng cách, khi lạm dụng chúng mà uống quá nhiều thì rất dễ gây đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa không tốt cho cả mẹ và bé. Trong suốt thời kìmang thai cơ thể mẹ bầu cần bổ sung đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau từ thức ăn thô đến tinh đáp ứng đủ chất cho sự phát triển của thai nhi. Nếu chỉ uống nước mía mỗi ngày thì không cung cấp được đủ những dưỡng chất mà thai nhi cũng như cơ thể mẹ cần. Chính vì thế mà mẹ bầu nên xây dựng cho mình thực đơn cho bà bầu đa dạng trong bữa ăn hàng ngày để mẹ khỏe và thai nhi phát triển được toàn diện. Mẹ bầu cũng nên hạn chế uống nước mía nếu như không muốn thân hình thiếu thẩm mỹ. Việc uống nước mía khi mang thai không khoa học sẽ làm cho mẹ bầu tăng cân một cách nhanh chóng do lượng đường vốn có trong nước mía. Lưu ý cần đặc biệt lưu tâm. Mẹ bầu nên hạn chế uống nước mía với đá lạnh. Vì chúng là nguyên nhân khiến cho thai nhi bị kích ứng với mẹ bầu và có thể gây co bóp cổ tử cung dẫn đến hiện tượng động thai. ![]() Bà bầu không nên uống nước mía với đá quá lạnh Bổ sung nước mía đúng cách trong thai kỳ là một việc làm cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi mà mẹ bầu nên biết và thực hiện. Uống nước mía mỗi ngày không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, vui vẻ, lạc quan mà còn giúp thai nhi phát triển được toàn diện hơn. Nếu các mẹ đang bị trầm cảm thai kỳ, ốm nghén hay cảm thấy mệt mỏi thì hãy cho nước mía vào trong thực đơn hàng ngày của mình đi thôi. Với những gợi ý trên đây, hi vọng các mẹ bầu đã hiểu rõ và có câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên ăn mía, uống nước mía trong 3 tháng đầu không? Chúc các bạn mẹ tròn con vuông nhé! |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
![]() |
![]() |